Đế Quốc Nhật Bản

Chương 33: Cơ cấu của không quân và Tōgō Heihachirō



Sau nhiều lần hội nghị các nước đã thống nhất hiệp ước sẽ hạn chế chặt chẽ cả về trọng lượng và việc chế tạo tàu chủ lực và tàu sân bay và bao gồm các giới hạn về kích thước của các tàu cụ thể.

Giới hạn trọng tải được xác định bởi Điều IV và VII cho tỷ lệ sức mạnh lần lượt là khoảng 5: 5: 3: 1,75: 1,75 cho Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ý và Pháp, tương ứng.

Giới hạn định tính của từng loại tàu như sau:

- Các tàu chiến chủ lực (thiết giáp hạm và tàu chiến-tuần dương) được giới hạn ở lượng giãn nước tiêu chuẩn 35.000 tấn và pháo cỡ nòng không lớn hơn 16 inch. (Điều V và VI)

- Các tàu sân bay được giới hạn ở mức 27.000 tấn và có thể mang không quá 10 khẩu pháo hạng nặng, cỡ nòng tối đa 203 mm. Tuy nhiên, mỗi bên ký kết được phép sử dụng hai thân tàu vốn hiện có chuyển đổi thành tàu sân bay ngoại trừ Nhật Bản được phép sử dụng bốn thân tàu vốn hiện có chuyển đổi thành tàu sân bay, với giới hạn lượng giãn nước là 33.000 tấn mỗi chiếc (Điều IX và X).

Vì mục đích của hiệp ước, một tàu sân bay được định nghĩa là một tàu chiến có lượng giãn nước hơn 10.000 tấn được chế tạo dành riêng cho máy bay phóng và hạ cánh. Do đó, tàu sân bay nhẹ hơn 10.000 tấn không được tính vào giới hạn trọng tải (Điều XX, phần 4). Hơn nữa, tất cả các tàu sân bay sau đó đang hoạt động hoặc chế tạo(Argus, Eagle, Furious, Hermes, Langley và Hōshō)đều được tuyên bố là "thử nghiệm" và không được tính (Điều VIII).

- Tất cả các tàu chiến khác được giới hạn lượng giãn nước tối đa 10.000 tấn và cỡ nòng súng tối đa 8 inch (Điều XI và XII).

Hiệp ước cũng nêu chi tiết bởi Chương II các tàu riêng lẻ sẽ được giữ lại bởi mỗi hải quân, bao gồm cả trợ cấp cho Hoa Kỳ để hoàn thành thêm hai tàu thuộc lớp Colorado và cho Vương quốc Anh hoàn thành hai tàu mới theo giới hạn của hiệp ước.

Chương II, phần 2, nêu chi tiết những gì cần phải làm để làm cho một con tàu không hiệu quả cho mục đích quân sự.

Ngoài việc đánh chìm hoặc tháo dỡ, một số lượng hạn chế tàu có thể được chuyển đổi thành tàu mục tiêu hoặc tàu huấn luyện nếu vũ khí, áo giáp và các bộ phận thiết yếu chiến đấu khác của chúng được loại bỏ hoàn toàn.

Một số cũng có thể được chuyển đổi thành tàu sân bay.

Phần 3, Mục II quy định các tàu sẽ bị loại bỏ để tuân thủ hiệp ước và khi nào các tàu còn lại có thể được thay thế.

Hirohito nhìn nội dung các điều khoản cũng gật đầu hài lòng mặc dù lịch sử hơi có thay đổi nhưng mà cũng nằm trong tầm kiểm soát rồi ông đưa qua cho Uehara xem và hỏi:

" Tổng tham mưu trưởng việc thành lập không quân đến đâu rồi ? "

Uehara nghe được thái tử hỏi mình khi ông đang đọc các điều khoản hải quân vùa mới kí kết thì đứng dậy trả lời:

" Thưa điện hạ, không quân đã có hơn 2 sư đoàn không quân đã được trang bị máy bay Zero. Hiện tại, học viện hàng không cũng đang tiếp nhận gần 2 ngàn học viên trong vài năm nữa họ có thể tham gia chiến đấu. "

Hirohito nghe nói như thế cũng gật đầu.

Cơ cấu của không quân:

Sư đoàn không quân 2 không đoàn trở lên

Không đoàn nhiều phi đoàn hay ít nhất 2 liên đoàn bay.

Liên đoàn 2 phi đoàn trở lên

Phi đoàn bao gồm nhiều phi đội

Phi độiFlight 2 - 3 biên đội

Phi tuần/Biên đội 2 - 3 phi cơ

Việc đào tạo phi công máy bay phản lực phải mất từ 4-5 năm để có thể bay được trong bất cứ loại thời tiết nào: ban ngày, ban đêm, trên đất liền, trên biển, trong mọi thời tiết.

Đó là máy bay phản lực còn với máy bay hiện tại bây giờ là máy bay cánh quạt nên chúng ta có thể tính toán lại đào tạo phi công nhanh nhất từ 1-2 năm còn lâu nhất là từ 2-3 năm.

" Nguyên soái Tōgō Heihachirō bên không quân vẫn ổn chứ ? "

" Thưa điện hạ, Nguyên soái Tōgō Heihachirō hiện tại vẫn rất ổn. "

Hirohito nghe nói như thế cũng yên tâm.

Tōgō Heihachirō là một võ sĩ Nhật Bản và là một quân nhân trong Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Ông đã được phong các chức nguyên soái đại tướng hải quân, hầu tước, được trao Huân chương Hoa cúc, Huân chương quân công hạng nhất, được thờ như một vị thần cấp tòng nhất vị.

Ông là một trong những anh hùng thủy tướng vĩ đại nhất của đất nước mặt trời mọc. Ông được báo chí phương Tây đặt cho biệt hiệu " Nelson của phương Đông ".

Ông tham gia nhiều trận chiến như:

- Chiến tranh Trung-Nhật năm 1894–1895

- Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904–1905

Tōgō giữ nhật ký của mình bằng tiếng Anh, và viết: " Tôi tin chắc rằng tôi là hóa thân lại của Horatio Nelson. "

Năm 1906, ông được vua Edward VIIlàm thành viên của Huân chương Công trạng Anh.

Tōgō là Tổng Tham mưu trưởng Hải quân và được trao danh hiệu hakushaku ( Bá tước ) theo hệ thống ngang hàng kazoku. Ông cũng từng là thành viên của Hội đồng Chiến tranh Tối cao.

Năm 1911, Tōgō trở lại Anh lần đầu tiên sau hơn 30 năm để tham dự lễ đăng quang của Vua George V, Đánh giá Hạm đội Đăng quang tại Portsmouth, để tham dự bữa tối của cựu sinh viên hải quân và thăm bến cảng trên Clyde và Newcastle.

Năm 1913, Đô đốc Tōgō nhận được danh hiệu danh dự là Nguyên soái-Đô đốc,gần tương đương với cấp bậc Đại Đô đốc hoặc Đô đốc của Hạm đội trong các lực lượng hải quân khác.

Tōgō Heihachirō được Thiên Hoàng Đại Chính chỉ dạy Hirohito từ năm 1914, trong vài năm đó ông chỉ dạy Hirohito rất nhiều thứ cho đến khi Hirohito tốt nghiệp thì ông cũng không chỉ được nhiều nhưng mà ông cũng rất Hirohito rất nhiều trong việc phá hủy 8 thiết giáp hạm.

Tōgō Heihachirō cũng đã gặp mặt và nói chuyện với Yamamoto Isoroku nên ông cũng đã biết được tác dụng của hàng không mẫu hạm trong tương lai là bởi vì trong thời gian chỉ dạy của Hirohito.

Hirohito đã đưa ra rất nhiều chiến thuật mà ông không từng nghe nói tới và trong đó ông ứng tượng nhất là Hirohito nói hàng không mẫu hạm sẽ thay đổi thiết giáp hạm mặc dù ông vẫn chưa tin nhưng mà sau này ông nghe được Hirohito nói mình đã thiết kế ra máy bay dành cho hàng không mẫu hạm làm ông cũng bất ngờ.

Tōgō Heihachirō cũng tham gia vào các thử nghiệm máy bay Zero của quân đội. Ở đây, ông chú ý tới đặc tính và kĩ năng chiếc máy bay Zero do Hirohito thiết kế và nói chuyện với Yamamoto Isoroku.

Tōgō Heihachirō có ảnh hưởng rất lớn trong hải quân cho nên ông đã điều thiết giáp hạm Nagato tới để diễn tập khi Yamamoto Isoroku đang huấn luyện phi công trong vài tháng.

Cuộc diễn tập cũng diễn ra trong vài giờ với kết quả thiết giáp hạm Nagato bị chìm và các phi đội cũng chỉ bị bắn rơi có 3 chiếc máy bay việc này cũng chứng tỏ với Tōgō Heihachirō rằng máy bay sẽ mang tính chiến lược trong các trận chiến chiến tranh và hải chiến sau này.

( Cuộc huấn luyện không có lấy đạn thật ra chơi chỉ lấy đạn giả làm huấn luyện lần này nếu mà làm đạn thật tàu chiến Nagato mà chìm thì hải quân sẽ điên lắm nên chỉ có sử dụng đạn giả ).

Khi ông biết được Hirohito muốn phá hủy 8 thiết giáp hạm thì ông là người đứng lên ủng hộ ý kiến với Hirohito và ông cũng biết được Hirohito vừa mới thành lập không quân, ông đã tới Đông Cung gặp Hirohito về việc trở thành tư lệnh không quân và được Hirohito chấp nhận.

Sau khi trở thành tư lệnh không quân, ông đẩy mạnh và giúp đỡ Yamamoto Isoroku trong công việc tuyển chọn và đào tạo phi công.

Ông cùng Yamamoto Isoroku nghiên cứu về hàng không mẫu hạm nên đã yêu cầu các hãng sản xuất máy bay dựa trên nguyên mẫu máy bay Zero thiết kế ra 2 loại máy bay là máy bay ném bom ngư lôi và máy bay ném bom bổ nhào.

" Kiyoshi hãy truyền đạt cho lời nói của ta cho tướng quân Katō là ngài đã làm rất tốt và ta xin chúc mừng những nỗ lực của ngài và mọi người trong phái đoàn. "

" Vâng thưa điện hạ, thần sẽ đi truyền lời. "

" Còn nữa, Kiyoshi truyền đạt điện tín cho bộ hải quân yêu cầu họ bắt đầu đóng tàu đi. "

" Vâng, thưa điện hạ. "

Kiyoshi chào một tiếng sau đó đi ra ngoài.