Đế Quốc Nhật Bản

Chương 40: Vận tải đường biển và hiệp ước 4 9



Hirohito biết cho dù mình có đánh Trung Quốc thì cũng không thể chiếm được Trung Quốc bởi vì Trung Quốc đất quá rộng. Địa hình Trung Quốc có 60% diện tích là núi cao và hiểm trở trên 1000 m. Địa hình cao về phía Tây và thấp dần về phía Đông.

Địa lý Trung Quốc kéo dài khoảng 5.026 km ngang qua theo khối lục địa Đông Á giáp với biển Đông Trung Hoa, vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải, và Biển Đông, giữa Bắc Triều Tiên và Việt Nam trong một hình dạng thay đổi của các đồng bằng rộng lớn, các sa mạc mênh mông và các dãy núi cao chót vót, bao gồm các khu vực rộng lớn đất không thể ở được.

Nửa phía Đông của quốc gia này là các vùng duyên hải rìa các đảo là một vùng bình nguyên phì nhiêu, đồi và núi, các sa mạc và các thảo nguyên và các khu vực cận nhiệt đới.

Nửa phía Tây của Trung Quốc là một vùng các lưu vực chìm trong các cao nguyên, các khối núi, bao gồm phần cao nguyên cao nhất trên trái đất.

Sự rộng lớn của quốc gia này và sự cằn cỗi của vùng nội địa phía tây kéo theo những vấn đề quan trọng trong chiến lược phòng thủ.

Trung Quốc cũng có cao nguyên Tây Tạng về phía Nam. Cao nguyên Tây Tạng là một cao nguyên rộng lớn với cao độ cao.

Về phía Bắc của cao nguyên Tây Tạng là các Sa mạc Gobi và Taklamakan, trải ra từ Cực Tây Bắc về phía Đông qua Mông Cổ. Trung Quốc là quốc gia lớn thứ 4 thế giới về tổng diện tích ( sau Nga, Canada và Hoa Kỳ ).

Trung Quốc có ba bậc thấp dần từ tây sang đông. Phía tây có độ cao trung bình 4000 mét so với mực nước biển, được ví là nóc nhà thế giới.

Khu Tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải thuộc vùng này. Tiếp nối là vùng có độ cao trung bình 2000 mét so với mực nước biển bao bọc phía bắc và đông của cao nguyên Thanh Tạng.

Các khu tự trị Tân Cương, Ninh Hạ, Nội Mông và các tỉnh Cam Túc, Sơn Tây ở phía bắc, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu ở phía tây nam thuộc vùng cao thứ hai này.

Thấp nhất là vùng bình nguyên có độ cao trung bình dưới 200 mét ở phía đông bắc, đông và đông nam của vùng cao thứ hai nói trên. Các tỉnh còn lại của Trung Quốc thuộc vùng thấp này.

Dù có nhiều bến cảng tốt dọc theo chiều dài bờ biển khoảng 18000 km đi chăng nữa thì Hirohito phải chiếm hết các vùng ven biển của Trung Quốc để sau này Trung Quốc có mà phát triển mạnh mẽ và thương mại với các quốc gia khác thì chỉ có 2 con đường duy nhất chính là đường hàng không và đường bộ còn đường biển đã bị Nhật Bản chiếm giữ.

Hơn nữa sau này, Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trở thành cường quốc số 2 trên thế giới có GDP là 14,72 nghìn tỷ USD ( 2020 ) nhưng mà nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào thương mại chiếm trên 50% GDP cả nước và vận tải đường biển cũng chiếm cứ vai trò hết sức quan trọng đối với Trung Quốc trong việc giao lưu thương mại với các nước trên thế giới.

Vận tải đường biển là một trong những loại hình vận tải then chốt, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong hoạt động giao thương quốc tế trong thế kỷ 21.

Không phải ngẫu nhiên mà vận tải đường biển là có ưu thế vượt trội trước vận tải đường bộ và đường hàng không. Đây cũng chính là phương thức được đa số các doanh nghiệp lựa chọn ở thời điểm đó. Vận tải đường biển có ưu điểm chính là:

- Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển duy nhất phù hợp với hàng cồng kềnh, siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải.

- Không bị hạn chế về công cụ hỗ trợ vận chuyển lẫn số lượng phương tiện, cực kì linh động.

- Chi phí vận chuyển hợp lí, rẻ hơn rất nhiều so với vận chuyển đường hàng không.

- Các tuyến đường vận tải biển ít gặp trở ngại hơn vận tải đường bộ.

- Hoạt động giao thương quốc tế giữ các quốc gia và vùng lãnh thổ có cơ hội mở rộng và không ngừng phát triển.

Nếu mất các vùng biển thì Trung Quốc không có vận tải đường biển đến lúc đó sẽ Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào các nước láng giếng để vận chuyển hàng hoá vào lãnh thổ sẽ dễ dàng hơn cho Nhật Bản nếu tranh chấp xảy ra đóng cửa biên giới ngừng tiến hành đến lúc đó chỉ cần ngồi ăn bắp ngô xem Trung Quốc phát triển nền kinh tế sao khi bị đóng của biên giới.

Quan trọng nhất là các mỏ dầu của Trung Quốc nằm ở Vịnh Bột Hải và ngoài khơi tỉnh Sơn Đông, Chiết Giang ( phía bắc đảo Đài Loan ), Quảng Đông và đảo Hải Nam bởi vì sau này các mỏ dầu này có vai trò quan trọng trong việc phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc.

Sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp và quân sự của Trung Quốc cũng có một điểm yếu chí tử chính là dầu mỏ.

Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen".

Các nước khác nếu không có dầu mỏ thì không thể phát triển đặc biệt là Đức trong chiến tranh thế thứ 2 Đức liên tục nhập khẩu dầu mỏ từ Liên Xô để có thể hoạt động được bộ máy chiến tranh của mình nếu không có dầu mỏ thì bộ máy chiến tranh của Đức sẽ dừng lại đến lúc đó Đức sẽ thua cuộc chiến sơm một năm và không có dầu mỏ thì Nhật Bản sẽ không tấn công Trân Châu cảnh.

Vì tầm quan trọng kinh tế, dầu mỏ cũng là lý do cho những mâu thuẫn chính trị. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã sử dụng dầu mỏ như vũ khí trong cuộc xung đột Trung Đông và tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979.

Trung Quốc cũng như vậy nếu không có dầu mỏ thì ngành công nghiệp của mới triển tiếp được nhưng mà phát triển công nghiệp của Trung Quốc mạnh tới nỗi mỏ dầu thô của đất nước không gánh được nên phải nhập khẩu từ các nước khác.

Trung Quốc cũng biết được điều này nên đã nhắm tới biển Đông nơi có nhiều mỏ dầu chưa được khai khác và có vị trí chiến lược nên đã có nhiều chính sách chiếm trái phép nơi này là đường lưỡi bò, đưa giàn khoan 981 tới .....

Nghĩ đến đó, Hirohito rất là tức giận Trung Quốc nói là cái gì là ổn định khu vực cái gì là hoà bình trong khu vực chỉ là chém gió và hành động luôn đi ngược với câu nói chiếm một số đảo của Việt Nam rồi mà còn ngang ngược đặt tên đảo, lập quận Tây Sa, Nam Sa trên Biển Đông.

Vì vậy, Hirohito quyết tâm xử lý các vùng ven biển của Trung Quốc không thể để lại nếu không sẽ gây hại cho các nước trong khu vực Châu Á–Thái Bình Dương nếu có thì chỉ có một vài vùng ven biển ở những nơi không gây hại cho Nhật Bản và các nước trong khu vực Châu Á–Thái Bình Dương.

Nhưng mà muốn làm thì cũng gặp trở ngại rất lớn về việc chiếm giữ các vùng ven biển của Trung Quốc như là Hiệp ước bốn cường quốc và hiệp ước 9 cường quốc
vừa mới kí kết.

Hiệp ước bốn cường quốc à một hiệp ước được ký kết bởi Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp và Nhật Bản tại Hội nghị Hải quân Washington vào ngày 13 tháng 12 năm 1921. Đó là một phần tiếp nối Hiệp ước Lansing-Ishii, được ký kết giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Đây là một hiệp ước liên quan đến Hiệp ước hạn chế vũ khí hải quân đã cố gắng duy trì hòa bình ở Thái Bình Dương. Nó được ký kết tại Washington, D.C. vào ngày 13 tháng 12 năm 1921.

Theo Hiệp ước Bốn cường quốc, tất cả các bên đã đồng ý duy trì hiện trạng ở Thái Bình Dương, bằng cách tôn trọng các vùng lãnh thổ Thái Bình Dương của các quốc gia khác ký thỏa thuận, không tìm cách mở rộng lãnh thổ hơn nữa và tham vấn lẫn nhau trong trường hợp có tranh chấp về tài sản lãnh thổ.

Tuy nhiên, kết quả chính của Hiệp ước Bốn cường quốc là việc chấm dứt Liên minh Anh-Nhật năm 1902.

Các cường quốc đã đồng ý tôn trọng sự phụ thuộc vào đảo Thái Bình Dương của nhau trong mười năm.

Hiệp ước chín quốc gia là một trong những thỏa thuận được ký kết trong Hội nghị Washington 1921-1922 Hiệp ước liên quan đến việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và tuyên bố nguyên tắc " cởi mở và cơ hội bình đẳng " đối với kinh tế và thương mại của Trung Quốc, cam kết không sử dụng môi trường trong nước của Trung Quốc để có được các quyền và đặc quyền đặc biệt có thể gây tổn hại đến quyền và lợi ích của các bên tham gia hiệp ước khác.

Tuy nhiên, Hiệp định Chín cường quốc đã không quy định các biện pháp trừng phạt vì vi phạm và đã bị vi phạm cho nên Hirohito có thể không cần quan tâm đối với vấn đề này.

Bây giờ chỉ cần là quan tâm đến Hiệp ước Bốn cường quốc là được đối với mấy cái hiệp ước này 4 9 này Hirohito còn không biết cho đến khi Katō gửi điện báo về thì mới bất ngờ nhưng mà vẫn yêu cầu Katō làm hết sức có thể những gì có lợi cho Nhật Bản.

Hiện tại, Anh và Nhật đã không còn liên minh với nhau khi ký kết hiệp ước 4 9 đó nữa, Hirohito nghi ngờ đây là kế sách của người Mỹ nói như vậy cũng dễ hiểu thôi nếu Anh và Nhật vẫn còn liên minh thì Mỹ sẽ bị kẹp giữa 2 nước, Mỹ chỉ cách mỗi nước một đại dương thôi nên cũng dễ hiểu.

Hirohito đối với kế sách này của người Mỹ cũng đồng ý, Nhật Bản hiện tại cũng đang phát triển mạnh mẽ cũng không nhờ tới sự giúp đỡ của Anh. Bây giờ, người Anh đang liếm lát vết thương sau chiến tranh còn sức đâu mà quan tâm liên minh. Có câu " Không sợ địch mạnh chỉ sợ đồng đội hèn " đã nói lên tất cả đối với người Anh.

Vì lợi ích của mình mà bất chấp tất cả ngay cả đồng minh hay tiểu đệ của mình cũng không bỏ qua và Nhật Bản cũng bị vài lần nên có thể thấy được bên trong bộ mặt thật của người Anh chỉ vì có lợi ích là trước mắt nên Nhật Bản chấm dứt liên minh với Anh rất là hợp lý.

Quân đội nói là tự mình sẽ xử lý nhưng mà ông vẫn thấy lo lắng vì Nhật Bản nếu có cái cớ tấn công quân phiệt Hoãn Hệ lại có cái cớ tấn công quân phiệt Việt Hệ đây coi người Mỹ là ngu ngốc sao đồng loạt mở ra 2 chiến trường gần như cùng một lúc và cách nhau tới hàng ngàn km đây chỉ có thể là âm mưu từ trước cho nên người Mỹ sẽ phản đối.

Nên ông nhìn về phía Kiyishi nói:

" Nói lại cho người của quân đội rằng nếu chúng ta tấn công 2 nơi khác nhau cùng một lúc sẽ bị người Mỹ nghi ngờ cho nên quân đội phải cực kỳ cẩn thận nếu không ta sẽ rất không an tâm khi tấn công Hoãn Hệ và Việt Hệ cùng một lúc. Câu trước của ta nói ngươi cũng hãy chuyển lời luôn đi. "

" Vâng, thưa điện hạ. "

Kiyoshi cũng hiểu được sự lo lắng của Hirohito nên ông sẽ chuyển lời này cho quân đội cầu mong họ có thể giải quyết chuyện này dễ dàng

" Mời thủ tướng đến đây ta có chuyện cần xử lý. "

" Vâng "

Kiyoshi đi ra ngoài thông báo Hirohito đợi được một thời gian rồi Katō đi tới làm lễ và nói:

" Thưa điện hạ, ngài muốn gặp thần. "

Sau khi trở về Nhật Bản, Katō được bổ nhiệm làm Thủ tướng thứ 21 của Nhật Bản để ghi nhận màn trình diễn của ông tại Hội nghị Hải quân Washington.

Nội các của ông bao gồm chủ yếu là các quan chức và thành viên của Hạ viện, điều này tỏ ra không được lòng Quân đội Đế quốc Nhật Bản.