Hệ Thống Tu Chân Siêu Việt

Chương 107: Nguồn gốc tu chân xuất hiên



Bốn trăm năm trước, thời đại bấy giờ chưa biết tu chân là gì, tu võ là ưu tiên hàng đầu của mỗi thanh niên trai tráng thời đó.

Rồi một ngày bỗng nhiên xuất hiện người tự xưng là tu chân giả, người này đi khắp các nơi đông đảo trên đất nước tuyên truyền thu đồ đệ dạy tu chân.

Không ai biết người tự xưng tu chân giả này là ai, từ đâu đến, cộng thêm thời đó tất cả mọi người coi võ thuật là mạnh nhất nên không ai để ý đến người này.

Ai cũng nghĩ thứ tu chân đó là một loại khác của tu phật, không làm được gì ngoài rèn tâm bình thản.

Người tu chân giả đó không thu được đồ còn nghe được người dân đồn tu chân như tu phật thì giận giữ, đi khiêu chiến tất cả các nơi dạy võ.

Từ những nơi võ quán nhỏ đến những nơi võ quán lớn đều bị người này dễ dàng đánh bại.

Nhưng vì người này không dùng võ thuật để đánh mà đứng ở xa vung tay một cái là những người có võ thuật cao cường đã mất sức chiến đấu.

Điều này đã khiến cho giới võ thuật coi anh ta là người ngoại quốc dùng tà thuật để quấy rối, dụ người dân đi vào con đường xấu xa. Anh ta đã trở thành mục tiêu của mọi cao thủ giang hồ, trong đó bao gồm cả triều đình.

Võ đạo lúc đó được chia thành năm cảnh giới, theo thứ tự là Luyện Thể, Nội Kình, Ngoại Kình, Tông Sư và Đại Tông Sư.

Đến cảnh giới Đại Tông Sư có thể chạy trên mặt nước, bay trên không một đoạn, một tay có thể nâng, đập vỡ đá nặng 10 tấn.

Thời gian đầu những người có cảnh giới từ Luyện Thể đến Ngoại Kình đi tìm tu chân giả để chém giết nhưng tất cả đều thất bại.

Tu chân giả đó không chạy trốn mà còn lập hẳn một đấu trường gần thành trì lớn nhất của đất nước tiếp nhận khiêu chiến của tất cả.

Ngoại Kình không làm được gì thì đến Tông Sư ra trận nhưng mà vẫn bị đánh bại nhẹ nhàng.

Tông Sư bại khiến cho triều đình và giới võ thuật nghiêm túc. Giới võ thuật phái một vị Đại Tông Sư ra thử sức, nhưng chỉ so năm mươi chiêu Đại Tông Sư đã thua. Điều này khiến cho tất cả các thế lực hoảng sợ.

Một Đại Tông Sư không được thì hai Đại Tông Sư. Kết quả hai Đại Tông Sư vẫn thua trận.

Mỗi trận đấu người bại chỉ bị thương, không có ai bị giết nên tất cả cao thủ trong giang hồ không hợp tác lại để đối phó với người tu chân giả này.

Sau lần hai Đại Tông Sư bại thì triều đình quyết định thử một lần cuối cùng. Phái ra ba vị Đại Tông Sư, giới võ thuật cũng phái ra hai vị Đại Tông Sư, tổng cộng là năm Đại Tông Sư đến khiêu chiến.

Trận chiến này đánh nửa ngày, kết quả tất cả sáu người đều bị thương, lấy thế hòa ngồi xuống nói chuyện.

Đến đây tất cả mọi người đều biết sự lợi hại của tu chân giả.

Một tu chân giả đánh tận năm Đại Tông Sư mà lấy thế hòa, khiến nhiều người đã có suy nghĩ đi học cái tu chân này.

Triều đình và giới võ thuật cùng ngồi hiệp đàm với tu chân giả, vẫn là mục đích cũ, anh ta chỉ muốn thu đồ đệ, truyền bá tu chân.

Lần này không có ai cản anh ta, thậm chí triều đình còn trợ giúp xây chỗ để dạy đồ đệ. Từ đây tông môn đầu tiên ở hành tinh này được thành lập.

Ngày tuyên bố nhận đồ đệ đến, rất nhiều thiếu niên, thiếu nữ đến xin được nhận. Tu chân giả đã tuyên bố chỉ nhận người dưới mười lăm tuổi nhưng người đến vẫn rất đông, hơn hai mươi nghìn người đứng dưới chân núi tông môn.

Tất cả thiếu niên, thiếu nữ đều nghĩ mình có thể được nhận, nghĩ sau này mình cũng có thể lợi hại như tu chân giả trước mặt này ai cũng rất vui vẻ.

Nhưng đời không như mơ.

Trải qua bảy ngày kiểm tra, số lượng người được nhận quá ít, chỉ có hai nghìn người, khiến bao nhiêu thiếu niên, thiếu nữ tan nát cõi lòng.

Người tu chân giả kia đứng ra giải thích phải có linh căn mới có thể tu luyện, người không có linh căn không thể cảm nhận được linh khí tu luyện.

Những người biết mình không có linh căn chỉ đành buồn bã trở về tu võ.

Sau đó dân gian truyền ra một câu :“Tu chân mạnh hơn hãy tu chân, không tu chân được hãy tu võ, vẫn có thể trở nên mạnh mẽ.”

Mười năm sau tu chân đã lẫn vào giang hồ, đi trên đường nếu thấy ai mặc y phục dài, đeo kiếm sau lưng thì người đó chính là tu chân giả.

Nhìn thấy tu chân giả đi trên đường ai ai cũng hâm mộ, rất muốn được như vậy.

Giới trẻ võ đạo nghĩ chẳng lẽ ngay từ lúc đầu tu chân giả đã mạnh mẽ hơn tất cả sao.

Sau đó, cảnh giới của tu chân cũng được truyền ra. Luyện Khí, Trúc Cơ và Kết Đan. Luyện Khí được chia mười tầng, Trúc Cơ và Kết Đan thì là bốn cảnh giới nhỏ sơ kì, trung kì, hậu kì và đỉnh phong.

Cảnh giới của hai con đường được mang ra so sánh, cuối cùng có bảng tổng hợp như sau.

Luyện Thể tiểu thành – Luyện Khí tầng một;

Luyện Thể đại thành – Luyện Khí tầng ba;

Nội Kình tiểu thành – Luyện Khí tầng năm;

Nội Kình đại thành – Luyện Khí tầng bảy;

Ngoại Kình tiểu thành – Luyện Khí tầng chín;

Ngoại Kình đại thành – Trúc Cơ sơ kì;

Tông Sư tiểu thành – Trúc Cơ hậu kì;

Tông Sư đại thành – Kết Đan sơ kì;

Đại Tông Sư tiểu thành – Kết Đan trung kì;

Đại Tông Sư đại thành – Kết Đan hậu kì.

Lí do mà lúc trước tu chân giả kia có thể đánh năm Đại Tông Sư là vì tu chân giả hơn một cảnh giới. Nếu không phải hành tinh này linh khí mỏng manh, muốn khôi phục lại linh lực cần thời gian rất lâu thì một đánh mười không thành vấn đề. Kết Đan có thể bay nhưng ở hành tinh có mức độ linh khí mỏng manh như thế này bay là một chuyện khó khăn.

Sau khi cảnh giới được đối chiếu thành công thì giới trẻ võ đạo bắt đầu tìm những tu chân giả có cảnh giới tương ứng khiêu chiến. Bên tu chân giả không sợ chút nào, đều chấp nhận khiêu chiến.

Kết quả võ đạo và tu chân giả đều có thắng có thua. Đến đây tất cả đã nhận ra tu chân giả cũng có người mạnh người yếu như võ đạo. Võ cũng không yếu.

Nhưng tu chân vẫn được ưu tiên hơn vì tu chân dễ hơn còn võ phải rèn luyện rất khổ.

Cứ như vậy một trăm năm sau, tu chân được truyền ra rộng hơn. Những lứa được dạy tu chân đầu tiên đã rời khỏi tông môn cũ tự lập một tông môn mới cho mình.

Thế là nhiều tông môn tu chân được sinh ra, học quán võ đạo cũng ngày càng nhiều.