Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 389: Thủy chiến (2)



Bằng hàng loạt hành động của Tài, đội ngư dân đánh bắt xa bờ trong mấy ngày tiếp theo cũng có chút khởi sắc, quân của Ebisu không đánh rát như trước, các ngư dân cũng có chuẩn bị tinh thần, lần diễn luyện tiếp theo dễ hơn. Vốn đã chuẩn bị tinh thần gặp việc khó khăn, giờ gặp việc dễ dàng, tự nhiên làm thấy nhàn nhãTrong chiến đấu, yếu tố tinh thần rất quan trọng, cổ nhân nói rồi, nhất cổ tác khí, đánh hồi trống thứ nhất sĩ khí tăng, hồi trống giục quân thứ hai sĩ khí yếu, tới hồi thứ ba là sĩ khí mất, và địch đánh tới là thua.

- Làm khá lắm!- Lý Vĩnh Khuê biết Tài và anh em họ Bùi đã làm gì, nhưng việc đó không trái luật, ông ta không thể công khai chỉ trích. Chưa kể sau trận chiến này, tinh thần đám ngư dân cũng có chút nâng cao, coi như có lợi cho công việc luyện binh.

Có một thành tích tương đối khả quan, Bùi Khả Đạt vội lên tiếng xin phép cho ngư dân quay lại việc đánh cá, vì nếu họ ngừng quá lâu, sẽ ảnh hưởng tình hình ổn định của toàn trấn Hoài Nhân. Trấn Hoài Nhân ít ruộng, lại phải cho người đi làm công nghiệp, nhờ đánh cá mà có đủ lương thực, thực phẩm mà dùng, nên không thể chậm trễ. Việc này Lý Vĩnh Khuê cũng biết không làm cứng được, nên chấp thuận. Hơn nữa ra khơi đánh cá thì có 3 đoàn, hết đoàn này đi lại tới đoàn khác, không lo thiếu rèn luyện.

Nghe tin được ra khơi, đám ngư dân đều hoan hô, rồi lại ganh tị với nhau. Khi trước thấy ra biển là rủi ro, nên phân làm 3 đội, luân phiên mà đi, thì giờ thấy nó không khác gì đi nghỉ ngơi, ai cũng thèm muốn. Thậm chí còn muốn tranh giành bằng vũ lực. La Khang, Lã Bảo vội đứng ra can ngăn.

- Tất cả dừng tay lại, định làm loạn hả?- La Khang gầm lên, chỉ huy người dưới chặn hết đám đông đáng tranh giành việc được ra khơi.



- Cậu La Khang, việc này là bọn chúng gây sự trước, đòi đi thay.

- Đi biển ngày trước nhiều lúc vẫn đi thay nhau được mà.

- Hừ, trước khác giờ khác. Bây giờ ở đây tập luyện khổ gấp mấy lần đi biển.

- Mẹ kiếp, thế ông mày cứ tranh đấy.

- Chúng mày thử xem...

- Đủ rồi!- La Khang phải quát to lần nữa, rồi chỉ mặt từng người mà nói- Các người nghĩ ra biển mãi được sao, rồi cũng phải có lúc về đây mà tiếp tục huấn luyện. Muốn qua được huấn luyện, là phải mọi người đồng tâm. Như hôm nay, vì cũng cố gắng mà chiến đấu, cho nên qua được. Nếu gây xích mích với nhau, không thể đồng lòng, thì có thể vượt khó được sao. Muốn bị ăn đòn tới thâm tím mặt mày, rồi không thể ra khơi khi tới lượt, nằm ở nhà chịu khổ hả?

Từng lời của La Khang khiến đám đông im lặng, không thể phản bác. Khang ra lệnh giải tán, ai về nhà nấy, không bàn thêm nữa. La Bảo vội kêu anh trai lại bàn việc.

- Sao?

- Em thấy như vậy chưa xong đâu. Mình đã làm là phải làm cho trót.

- Là sao?

- Mấy kẻ mà ta tới chơi và cho tiền. Đây là lúc dùng đó.



La Khang hiểu ý, liền cho người qua mời những kẻ có sức ảnh hưởng kia qua để nói chuyện. Khang khuyên họ nên thuyết phục người khác, tránh xung đột không đáng có giữa mọi người. Dù sao, ai rồi cũng được đi, ai rồi cũng phải tập luyện, không có gì phải hơn thua. Ngoài ra, Khang và Bảo còn chia sẻ một phần phương pháp huấn luyện của làng Hồng Bàng: các chỉ huy mỗi trận chiến lại ngồi cùng nhau đúc rút kinh nghiệm, tập phân chia công việc, tập chuyên môn hóa quân đội,... Nghe qua phương án này, cảm thấy có thể nâng cao năng lực, đỡ phải chịu chết, đám người này thấy ổn, quyết định hợp tác với bọn Khang, Bảo.

Qua vài ngày, cơn bão tranh giành việc ra khơi giảm đi, chuyến ra khơi diễn ra trong sự hòa thuận- cơ bản vậy, vẫn âm ỉ những sự phản đối, nhưng đã đỡ hơn, không gay gắt, bùng nổ trực diện. Lý Vĩnh Khuê cũng phải ngạc nhiên trước khả năng xử lý của 2 anh em họ La.

Ở trong cảng Thị Lị Bị Nại, việc huấn luyện diễn ra càng lúc càng thuận lợi, việc cùng họp bàn, rút kinh nghiệm ngay sau những trận chiến, xem xét khen thưởng và phạt những người đạt thành tích hoặc kém cỏi,... giúp đạo quân mới nhanh chóng tốt lên.

Đang trong giai đoạn huấn luyện, thì tới ngày đoàn thuyền thứ nhất vừa quay về, đoàn thứ hai được nghỉ ngơi để chờ ngày ra khơi, đoàn thứ ba vẫn tập luyện, nhưng giảm cường độ, để chờ đoàn thứ nhất về hội quân tiếp tục luyện tập tiếp. Tới khi đoàn thứ hai ra khơi, đoàn 1 và 3 tập hợp, do đã có thời gian dài chưa huấn luyện, năng lực của đoàn 1 giảm đi, chất lượng huấn luyện giảm. Song qua thời gian thích ứng, lại thêm có đoàn 3 bổ trợ, thành tích được kéo lại. Tiếp đó, đoàn 2 quay về, đoàn 1 và đoàn 2 huấn luyện, đoàn 3 đi. Luân phiên tuần tự như thế, việc khai thác cá được đảm bảo mà việc huấn luyện tân binh cũng càng ngày càng tốt.

Tin tức về việc Hoài Nhân lập thêm một đạo quân nữa từ những ngư dân nhanh chóng tới tai người Chiêm. Họ cũng cài cắm gián điệp thông qua nhưng thương nhân vào cảng Thị Lị Bị Nại. Việc đối phương có thêm quân, tự nhiên khiến họ phải lo lắng. Vì thế, quân Chiêm quyết định phải diệt mối nguy hiểm này từ trong trứng nước.

Chúng tổ chức một đạo quân vừa phải, gồm hỗn hợp lính đánh thuê cùng thủy quân Chiêm xuất trậntấn công đoàn thuyền cá. Không như lần trước chỉ tấn công rồi kệ đối phương chạy trốn, lần này, quân Chiêm muốn đánh một trận hủy diệt đối phương. Mật thám truyền tin, hai ngày nữa có đoàn thuyền xuất phát. Quân Chiêm liền tập hợp, đợi tới ngày thứ tư thì xuất phát. Sở dĩ phát xuất phát chậm như vậy, là để tránh việc bị phát hiện quá sớm. Nếu đối phương còn ở gần bờ, chúng có thể lao vào bờ tránh trú, không tới mức bị hủy diệt hoàn toàn. Phải để đối phương ra ngoài khơi xa, không thể vào bờ kịp mới đạt hiệu quả.

Nhận nhiệm vụ khi này là một đội thuyền 10 chiếc xuất phát, 3 chiếc là của lính đánh thuê, còn lại 7 chiếc là quân Chiêm. Dẫn dầu đoàn là chỉ huy Yan Athem người Chiêm Thành, còn bên lính đánh thuê là Phillip Alejo. Theo Phillip Alejo, nếu dàn hàng ra mà lao vào đánh đoàn thuyền cá thì hiệu quả rất thấp bởi ở biển, tầm mắt không bị cản trở, các thuyền cá có thể phát hiện sớm ra họ, có thể chạy ngay, thậm chí trút bỏ cá, hàng mà chạy, hoặc tạt vào gần bờ, nơi thủy quân hoặc bộ binh tới hỗ trợ. Muốn đánh đạt hiệu quả, phải dụ thuyền Hoài Nhân tới một ổ phục kích.

- Phục kích ư, ông chẳng vừa nói là trên biển không thể che giấu!- Yan Athem có chút không hiểu

- Theo chúng tôi!- Phillip không nói nhiều, cho đám người Chiêm xem qua thực tiễn. Đội quân đánh thuê đã tìm hiểu kỹ về hải trình của địch, biết khu vực các ngư dân Hoài Nhân đi qua có mấy hòn đảo. Phillip để một thuyền của mình xuất phát trước, tới hòn đảo đó, và khi cả đoàn tới, thì thuyền từ sau đảo đi ra. Lợi dụng hòn đảo che chắn, con thuyền không bị phát hiện.

- Hiểu rồi. Vậy là ta sẽ phục kích ở đây, rồi dụ chúng tới!- Yan Athem hiểu ngay



- Đúng thế! Thuyền của các ông có lợi thế là tiện tiếp cận gần bờ, nên nhận phần việc phục kích, còn chúng tôi có hỏa khí lợi hại, lại quen chiến đấu, nên có việc là đi lùa các thuyền cá.

Yan Athem thấy vậy là hợp lý, cho người lên đảo xem. Đây là một hòn đảo đá vô danh, trên đảo không có cây cối um tùm, phần nhiều là đá sỏi trơ trụi. Nhưng như thế cũng tốt, vì sẽ không có dân ghé qua. Quân Chiêm cho buộc thuyền vào sát bờ, ở phía tây và nam của đảo để tiện che dấu, tránh bị nhìn thấy từ xa. Đoàn thuyền đánh cá đã ra khơi rồi, vậy thì chỉ có thể bị lùa về từ phía đông và phía bắc, chứ phía tây và phía nam thì an toàn. Chúng cũng bố trí người lên canh trên mỏm cao nhất của đảo để kịp phát hiện, còn các thuyền neo đậu cẩn thận. Khi thấy đoàn thuyền cá Hoài Nhân bị lùa tới, lính canh đốt lửa hiệu, các thuyền nhổ neo và xung trận ngay.

Bàn bạc phân chia công việc xong xuôi, quân đánh thuê liền xuất phát đi tìm tung tích của đoàn thuyền cá. Chúng cũng theo dõi các thuyền cá, biết các ngư trường họ hay qua, chia nhau ra kiểm tra mấy nơi ấy. Rất nhanh, một trong 3 thuyền đã phát hiện được đoàn thuyền cá. Chúng không vội truy đuổi, giờ chỉ có một thuyền duy nhất, mà nghe nói bọn kia đã luyện tập chiến đấu, lao vào không chắc ăn được. Cứ như mọi khi, giả vờ lướt ngang. Thuyền của bọn lính đánh thuê đi qua, đoàn thuyền đánh cá xa bờ chỉ hơi tỏ ý cảnh giác, chứ cũng không phản ứng quá khích. Việc huấn luyện tuy khổ thật, nhưng giờ huấn luyện xong, tất cả cũng có năng lực, nếu phải chiến cũng không sợ, tự tin hơn hẳn.

Đoàn thuyền đánh cá thong dong đi làm việc, thuyền chiến của quân Tây Dương đã tụ họp lại. Chúng cho thuyền đi từ từ theo sau, luân phiên giám sát đoàn thuyền của địch, đợi tới khi chúng quay về sẽ bắt đầu tổng tấn công. Việc xuất hiện quanh nhưng không tấn công là để làm tê liệt sự cảnh giác của kẻ địch, khiến chúng nghĩ rằng đây là quấy rối chứ không phải tấn công.

Nghĩ thì rất hay, nhưng do đang trong thời kỳ căng thẳng, La Bảo- người đang dẫn đoàn lần này thấy địch bám sát, liền cẩn thận một chút, bắt được cá xong, ghé vào đất Tân Bình bán một phần cá, lần này bán nhiều hơn, vừa kiếm chút tiền, vừa nhẹ thuyền. Y dùng tiền hối lộ, nhờ thủy quân Tân Bình hộ tống về. Thủy quân Tân Bình vốn dĩ không quá tình nguyện, song thời kỳ này quan hệ Chiêm Thành- Nam Giao căng thẳng, hai phe có thể bùng nổ chiến tranh bất kỳ lúc nào. Là một Phủ thuộc Nam Giao, Tân Bình không có lý do đứng ngoài. Chưa kể đối phương chỉ xin hai tới ba thuyền theo hộ tống, nếu từ chối cũng không hợp lý. Chưa kể cũng bị tiền nhét vào tay, không nỡ bỏ mất mối làm ăn, thế là thuận theo hộ tống.

Hắn không phải thần, càng không thánh mẫu, hắn không tính toán được tất cả, vì người thông minh và lợi hại hơn hắn có rất nhiều. Hắn từng bước đi trên con đường trở nên mạnh mẽ, gian nan gia tăng thực lực của mình, đồng thời lại dấn sâu vào vô số âm mưu, kiếp nạn.

Ta là chính kiếp nạn của Chư Thiên Vạn Tộc.