Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 50: Thử nghiệm



Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương 50: Thử nghiệm

Một loạt các chính sách mới, phương thức mới được đưa ra, dù rằng có Hoàng Anh Kiệt đảm bảo thì áp dụng nó cũng phải cực kỳ thận trọng, phải có chạy thử trước. Tình hình nàylại vừa hay khi mà cạnh làng có nhiều bãi đất hoang, cần được khai phá nhưng hoặc không đủ tiền mua dụng cụ, hoặc không đủ nhân lực làm, hoặc không thấy có lợi nên không làm.

Giờ đây, hệ thống HTXNN được vận dụng. Họ Đào và họ Đỗ cung cấp nông cụ, trâu bò để kéo cùng máy móc, họ Hoàng cung cấp kỹ thuật cùng điều phối công việc và người dân nào muốn làm thì tới đăng ký. Rất may là những công việc cần sức khỏe nhất như làm đất, cày, bừa thì đã xong, còn việc dẫn nước vào ruộng thì do đã có máy bơm của Kiệt làm, thành ra lại nhàn.

Do đất ở đây khá là xấu, đất pha cát, cỏ dại nhiều, Kiệt đã kiến nghị không trồng lúa mà trồng rau, hoa màu và nhất là trồng lạc, vừng. Sở dĩ Kiệt chọn lạc, là vì lạc và vừng thích đất pha cát này. Ngoài ra thì dầu dừa dần cạn do nguồn dừa đã hết. Cần thêm thời gian để dừa đủ già mà làm dầu.và trong khi đó thì lạc và vừng vẫn có thể áp làm dầu mà thời gian trồng cũng ngắn.

Dưới sự điều phối từ họ Hoàng, những phần đất đã được khai phá một cách hiệu quả. Sau khi đất được khai hoang, làm sạch cỏ và đưa hệ thống dẫn nước tới. Do đã nói rõ từ trước là phần đất sẽ được chia rồi bốc thăm ngẫu nhiên, tất cả đều làm thật sự nghiêm túc: không phần đất nào không được xới đều đều phơi nắng, không nhánh cỏ nào tồn dư và không ai dám trễ nải. Nếu có ai trễ nải thì sẽ bị người khác nhắc, vì biết đâu phần đất trễ nải kia sẽ bị phân cho họ. Thậm chí Kiệt còn tổ chức kiểm tra lần cuối trước khi gieo hạt, đảm bảo đất đã làm đủ tốt, dù có ở chỗ khó làm nhất thì cũng phải để cây lạc cây vừng sống được. Để đảm bảo sự công bằng, một luật thông qua, là chấm điểm công làm, ai làm hăng hái thì được một số ưu tiên, ai làm lười thì bị trừ điểm. Nếu người hăng bốc phải đất xấu do người lười làm, thì người lười có nghĩa vụ bù trừ một phần chi phí để người chăm làm lại, người lười bốc phải mảnh tốt, thì phải trả phí chăm sóc, nếu tất cả cùng chăm hoặc cùng lười thì không phải trả gì cả, nhưng HTXNN sẽ không hỗ trợ nữa mà bắt họ phải trả è vốn những tiền nông cụ, máy móc, trâu bò họ thuê,...

Đến khi việc khai phá và gieo hạt xong xuôi, giờ đây mới là lúc bắt đầu chia đất. Do đất ở đây là đất mới khai phá, nên tất cả các hộ được chia đều, từ giờ mọi người tự chăm sóc và kiểm tra những gì được trồng cấy trên mảnh đất là do bản thân họ. Lúc này, nhằm giới thiệu phân bón từ đất nuôi giun, Kiệt cũng mang ra quảng cáo, giới thiệu về thứ này, và mời dùng thử. Để tránh rủi ro, Kiệt đề nghị ai dùng chỉ nên mua một lượng có hạn, đủ dùng cho khoảng 1/3 đất trồng cây. Làm thế, vừa đảm bảo ai cũng có phần, lại là tạo sự so sánh giữa có bón phân giun của Kiệt và không bón thêm phân giun...

- Cháu nghĩ ta có thể mời những ông bạn giàu có từ ba ngôi làng tới thăm quan được đó!- Kiệt đề xuất vào những ngày lạc, vừng và rau trồng ở khu thử nghiệm HTXNN gần tới vụ thu hoạch.

- Họ sẽ tới và học được mọi thứ mất!- Bá hộ Đào lo lắng

- Họ sẽ học được gì chứ: trồng lạc, trồng vừng, trồng rau thậm chí là trồng lúa ư, hay là nuôi giun, nuôi cá trong ao, V-A-C hay là HTXNN. Phần đầu họ không thèm học, phần sau muốn học cũng không được.- Đỗ Bá Xuyên cười khẩy

- Thế mời họ tới thì làm gì, vì không học được cái gì thì e là họ sẽ chóng chán.

- Ta giới thiệu với họ năng lực sản xuất của chúng ta, rồi mời họ tham gia vào kế hoạch của ta.

- Nhưng hiện tại thì ta có gì mà giới thiệu cho họ chứ?

- Ta có máy ép dầu để giới thiệu với dân làng Thụi, có phương pháp chế biến cá siêu ngon để dân làng Triêm làm theo và những món đồ cần gỗ của làng Nhâm để chế tác. Đó đều là thứ dễ tiếp cận hơn cả. Thay vì dạy dỗ họ cái này cái kia, ta cứ bàn chuyện làm ăn với họ trước đã. Hơn nữa, ta phải chú trọng tới những thứ mà làm ra tiền ngay, để họ thấy được lợi nhuận mà theo ta, rồi có khi sẽ phải cho người ở lại, và rồi họ sẽ học lỏm, và thất bại. Khi đó, nếu ta vui lòng mở vòng tay, chia sẻ kiến thức cho họ thì mọi thứ sẽ thuận lợi hơn nhiều.

- Này, sao ta càng nghe càng thấy quen quen.

- Hình như đây chính là những gì xảy ra với chúng ta thì phải!

- Thì đúng thế mà, nếu ngay từ đầu cháu nói tới làm HTXNN, cháu tin là mình nói xong sẽ bị coi như một thằng đần trong mắt các bác là cái chắc.

- Ha ha ha!

Miệng cười nhưng lòng hai người cầm đầu hai họ Đào và Đỗ thì không. Hoàng Anh Kiệt thực sự quá mức tinh minh, nó đã dẫn dắt họ từ đầu bằng những thứ mà bản thân họ không thể từ chối: lợi ích. Những lợi ích mà Kiệt đem lại xuất hiện từng chút từng chút, từ gần ngay trước mắt tới xa tận chân trời, và cùng với việc ban lợi ích cho họ, Kiệt cũng thu về những nguồn lợi không hề nhỏ. Nhưng đáng sợ nhất, là Kiệt thẳng thắn thừa nhận điều này, và dù biết rõ mười mươi rồi, hai họ Đào và Đỗ vẫn chỉ có biết đi theo, bởi Kiệt luôn có những phương pháp tạo lợi nhuận- thứ mà như đã nói- không thể từ chối. Càng đề phòng Kiệt, càng sợ Kiệt, họ lại càng mong tiếp tục làm việc với cậu ta.

Mất một lúc để tự cân bằng lại cho đầu óc của mình, hai vị trưởng họ ngẫm thấy Hoàng Anh Kiệt nói có lý, những phú nông ở ba làng kia với hai họ Đào và Đỗ đều ngang nhau về địa vị, giờ lại bị họ Đào họ Đỗ dạy dỗ thì thật khó chịu quá mức, tâm lý tiêu cực chắc chắn sẽ khiến khả năng hợp tác giảm nhiều, làng Hồng Bàng mở lời mời chính thức tới các làng đến bàn việc hợp tác làm ăn. Mà như thế thì làm sao tiến hành những đợt hợp tác sâu rộng cho được. Phương án Kiệt đưa ra được chấp thuận. Để đảm bảo khi giới thiệu phương án sẽ được rõ ràng, Kiệt cũng đề nghị để đám học trò của cậu ta đi cùng.

- Cho bọn nó đi làm gì chứ?

- Trẻ con ăn không nên đọn, nói chẳng lên lời, đi để người ta cười cho à?

- Làng ta sắp tới nhiều việc, ai cũng bận rộn cả, cho mấy cậu ấy đi cho quen đi. Giờ mình nắm thế chủ động mà còn lo không nói rõ vấn đề, sau này đi đàm phán giành quyền chủ động làm sao. Các bác kinh nghiệm nhiều nhưng tuổi tác ngày một lớn, chẳng lẽ đến khi già vẫn phải tự đi làm. Hơn nữa, nếu để trẻ đi trước, có gì sơ sót, đàm phán có biến cố thì lại đểcác bác ra trận sau để vớt vát, đổ hết tội lên sự dại khờ tuổi trẻ, kêu người ta không chấp.

- Có lý, có lý!

Nhận được lời mời hợp tác từ làng Hồng Bàng, rất nhiều phú nông trong ba làng kia đều thấy hồ nghi. Dẫu vậy, với sự xuất hiện của đám nhóc mà Kiệt đào tạo, việc trình bày hạng mục hợp tác và tiềm năng của hạng mục đều khá mới mẻ nhưng trực quan, sinh động, cũng không khác nghe người lớn nói là bao, tạo nên một sức thuyết phục kỳ lạ cho dân ba làng kia, thành ra cũng không ai từ chối đến. Dù sao thì một việc mà đến đám trẻ cũng trình bày rõ ràng rồi, dù họ vặn vẹo đủ kiểu cũng chưa thấy sơ hở, thì đến xem cũng được chứ sao?

Tới làng Hồng Bàng, các đại diện đến từ ba ngôi làng như được mở mang tầm mắt trước những máy móc hiện đại mà làng Hồng Bàng sở hữu và những sản phẩm mà làng Hồng Bàng tạo ra. Không phải họ chưa từng thấy những thứ như là máy bơm nước, xe ba bánh, dầu dừa hay là cá thính, cái họ chưa từng thấy là quy mô sử dụng và phương thức chế tạo nên chúng.

Xưởng mộc do Hoàng Văn Đinh chỉ huy thực sự không lớn về quy mô song rất nghiêm chỉnh khác thường, sự phân chia công việc ( chỉ việc làm theo dây chuyền sản xuất) tăng năng suất, đồng thời khả năng lắp chéo các bô phận máy móc ( do sản xuất dây chuyền, các bộ phận được quy chuẩn hóa và dung sai các bộ phận nhỏ) nên cũng tiết kiệm rất nhiều,… Nếu xưởng mộc thế này được xây dựng lại tại làng Nhâm, nơi mà nguồn gỗ tốt dồi dào, thì quá tiện rồi. Hơn nữa làng Nhâm gần huyện thị và 6 làng phía bắc, nếu như những nơi đó cần hàng hóa, từ làng Nhâm xuất phát chắc chắn nhanh hơn.

Ao cá mà Kiệt tạo ra thì thu hút người làng Triêm. Không chỉ tận dụng những thứ thừa thãi của chăn nuôi và trồng trọt để cá ăn, đây cũng là một nguồn thu rất đảm bảo. Nhờ nguồn cá đảm bảo, việc làm những thức ăn như cá thính, cá muối chua đóng ống tre, … đều sẽ thực hiện được quanh năm, đảm bảo nguồn hàng. Đây là điều mà làng Triêm chưa thể làm được, cho dù họ có hồ nước rất lớn, bởi họ phụ thuộc vào thiên nhiên nhiều. Ngoài ra, nghe về việc Kiệt chế tạo được thùng nước để giữ cá sống thật lâu, dân làng Triêm thật sự động lòng. Cá làng Triêm tươi ngon, nếu không phải do làng họ xa xôi, đường đi khó khăn nên cá không thể mang bán khi tươi sống thì họ đã mang nó đi bán lấy thịt và những thứ cần thiết để không phải ăn cá đến phát ngán.

Làng Thụi, ngôi làng bán muối lậu thì để ý tới việc làng Hồng Bàng chuẩn bị chuyển đổi sang dùng dầu lạc, dầu vừng thay dầu dừa. Người Hồng Bàng cũng giải thích cẩn thận rằng dầu dừa rất quý do sản lượng dừa vốn không nhiều và dầu dừa còn nhiều tác dụng hơn nấu ăn, nhất là làm đẹp, hơn nữa dừa có thể làm được nhiều cái hay hơn: rượu dừa, nước cốt dừa,… Trong khi đó, dầu lạc, dầu vừng sản lượng nhiều, thu hoạch ngắn ngày, mà nếu chỉ để nấu ăn thì cũng không kém dầu dừa quá nhiều. Nếu điều này là thật, giá dừa sẽ biến động lớn, tùy theo việc dân Hồng Bàng có chịu để tâm tới cây dừa nữa hay không? Nếu dân Hồng Bàng chú tâm vào nâng cao dầu dừa, chế tạo rượu dừa hay nước cốt dừa như đã nói, giá dừa sẽ lên cao, nguồn thu của làng sẽ nhiều thêm. Không như bán muối lậu là phải giấu diếm, nguồn thu từ dầu dừa có thể công khai, và thậm chí làm bình phong cho thu nhập từ muối lậu.

Đưa ra những lợi ích thiết thân để dụ ba ngôi làng gia nhập, đồng thời cho thấy quyền chủ động của Hồng Bàng khi nắm yếu tố kỹ thuật tiên quyết rồi, cuộc đàm phán chính thức bắt đầu. Do nắm thế chủ động, việc làng Hồng Bàng nhả ra một chút lợi ích không nhiều nhặt, nhưng lấy được thiện cảm từ ba làng một cách nhanh chóng, đàm phán diễn tiến thuận lợi.

Theo thỏa thuận đạt được, Hoàng Văn Đinh sẽ tới làng Nhâm, phụ trách kiến tạo xưởng mộc ở đó. Đây sẽ là nơi sản xuất những công cụ, máy móc cho 4 làng. Một bộ phận thợ từ Hồng Bàng sẽ tới hướng dẫn thợ làng Nhâm, và ăn lương thợ cả. Lương này do làng Nhâm chi trả.

Với làng Triêm, Kiệt hỗ trợ họ về phương pháp nuôi cá mới, làm cá thính, cá muối ống tre và bán một phần muối do làng Hồng Bàng làm từ biển, làng Thụi cũng tham gia bán muối cùng, vì họ cũng nhiều muối. Làng Triêm ngoài ra đặt mua thùng nước giữ cho cá sống và xe ba bánh để chở thùng cá mà làng Hồng Bàng sáng chế, lắp đặt tại làng Nhâm. Chịu trách nhiệm ở làng này là họ Đào, vốn rất thích thú cái V-A-C của Kiệt, nên được Kiệt chuyển giao kỹ thuật sớm.

Làng Thụi cung cấp muối cho làng Triêm, đồng thời đặt mua bánh xe nước, máy đục dừa, máy ép dầu dừa từ làng Nhâm chế tạo theo sáng chế từ làng Hồng Bàng, đồng thời mua kỹ thuật làm dầu dừa, rượu dừa và nước cốt dừa của làng Hồng Bàng. Đổi lại, các thương nhân họ Đỗ được ưu tiên giá cạnh tranh khi đem sản phẩm từ nơi này đi bán.

Bốn bên hoan hỉ kết thúc cuộc đàm phán bằng một bữa nhậu để đời.