Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 983: Chết làm ma đất Việt





Trận chiến thứ hai gây ám ảnh Ngô Khảo Ký đó chính là trận bên sông Hoàng Hà. Mặc dù hắn bệnh liệt giường không tham gia chỉ đạo nhưng Ngô Khảo Tước và Ngô Khảo Tích là một tay của Ký dựng lên. Ký không chịu trách nhiệm thì ai chịu.

Nhưng viết về trận chiến Hà Bắc và nhận định thì khó khăn lắm.

Bởi việc phá đê Hoàng Hà không hề có bằng chứng liên quan gì Tước, có muốn chịu tội cũng không được.

Tước chỉ là thuận kế đẩy thuyền vờ như trúng bẫy của Quách Quỳ, sau đó là Quách Quỳ tự dìm gần 12 vạn, chết rất nhiều chỉ tần 2-3 vạn sống sót . Đây là trận chiến chớp nhoáng nhưng thảm khốc nhất từ khi Ký xuyên đến.

Nhưng vấn đề là nếu Bắc Nguyên không chiếm Hà Bắc thì sao? Mấy cái thằng ngáo đá có thể hiểu khi quân Kim đánh với quân Tống sẽ có bao thường dân chết oan, và lịch sử quân Tống phá đê Hoàng Hà ngăn Kim sẽ có bao nhiêu chục vạn dân thường chết đi? Lịch sử vốn là một cái bồn máu siêu cấp tanh tưởi, đã cải biến lịch sử thì làm sao cho nó bớt tanh. Đừng làm tanh thêm. Thời gian đó Hà Bắc còn không có hạn hán và quân Tống không hề di dân trước khi phá đê. Thử hỏi lúc ấy chết bao người nếu để lịch sử tái diễn đúng cấp độ?

Bàn về Hà Bắc có quá nhiều cái nói, Ngô Khảo Tước bố trí như thần, kỵ binh tới lui như gió ép cho Quách Quỳ và quan viên Tống vào đường cùng mà phải dùng kế phá đê.

Di chuyển nông dân trong đợt Hạn Hán, lại di không triệt để vì không bố trí đủ cho dân Hà Bắc ở Hà Nam.

Vơ vét sạch lương thực ở Hà Bắc mục đích khiến Liêu Đông Kỵ binh chết đói nhưng lại khiến khởi nghĩ nông dân nổ ra.

Ký bình luận rất chi tiết về khởi nghĩa nông dân này và ý nghĩa lịch sử mang tính cách mạng của nó trong vấn đề vận mệnh Hà Bắc.

Nó là một tiền đề cho Bắc Nguyên đang học theo Đại Việt tiến lên Dân Chủ Nghị Viện lúc này. Ký đánh giá cao khởi nghĩa nông dân và vai trò lãnh đạo của nông dân ở đây. Đó là bài học đắt giá khi triều đình quan liêu thiếu dân chủ không thực sự hiểu cho Dân, không đặt lợi ích của Dân lên đầu.

Tiếp theo lại phân tích tình hình Đại Tống quá chậm quyết định rời đô, dẫn đến phải phá đê nếu không thì quân Liêu Đông sẽ uy hiếp kinh sư. Đó cũng là khuyết điển thiếu quyết đoán, Đại Việt lấy đó làm bài học.

Ở trận chiến này kỹ thuật quân sự của Tước được Ngô Khảo Ký đanh giá cao, và nhận định đây là một cuộc chiến giải phóng gia cấp thuần túy không có yếu tố dân tộc, vì lúc đó Đại Liêu đa phần là người thảo nguyên, người Liêu, bản thân nó đã không bao hàm ý nghĩa dân tộc hạn hẹp cho nên có thể tiếp nhận khởi nghĩa nông dân một cách thuận lợi. Ngô Khảo Ký đánh giá rất cao Bắc Nguyên có thể dùng Phong Kiến Trung Ương Tập Quyền để quản lý một thời gian dài một quốc gia đa sắc tộc. Đây cũng là kinh nghiệm cần học hỏi nghiên cứu. Lúc này Bắc Nguyên chuyển đổi Quân Chủ Lập Hiến , Nghị Viện Nhân Dân- Nghị Viện Quý Tộc, Cộng Hòa chế độ. Thật Ngô Khảo Ký cũng có hơi hướng dẫn, nhưng không nghĩ bọn này sau chục năm đang dần hoàn thiện cơ cấu... Rất mạnh mẽ.

Còn về chê trách vấn đề sông Hoàng Hà vỡ đê, không phải trách nhiệm Tước cho nên chẳng tội gì vơ vào thân.

Nhưng Ký vẫn trách Tước đánh trận quá tuyệt , không để đường sống, ép người đến cùng. Như vậy không hẳn hay. Nhưng là anh , là người dạy Tước cho nên Ký phải nhận trách nhiệm này, lúc ấy Tước chỉ mới 21 tuổi rất háo thắng , ngông cuồng. Làm anh không dạy tốt em . Đó là Ký lỗi.

Sự việc thứ 3 cũng là cuối cùng đó là trận va chạm giữa Nghệ An cùng Bố Chính dẫn đến cuộc chiến sông Lam thiệt hại 2,5 ngàn nhân mạng quân sĩ, tạo thành vết thương sâu sắc của Bố Chính và Nghệ An , mãi cho đến lúc này với nỗ lực của Bố Chính mới tạm phần nào xoa dịu mất mát của người xứ Nghệ.

Vẫn biết đây là vì Tống Kiệt gây hoạ Thăng Long bất ngờ, điều này không ai muốn, giữa cảnh tranh tối tranh sáng những phe thế lực có dã tâm va chạm là khó tránh khỏi nhưng nếu xử lý khéo hơn vẫn có thể tránh được đổ máu. Ngô Khảo Ký không có nhận trách nhiệm không phải của mình.

Nhưng hắn nêu ra ở đây như bài học, để sau này nếu chẳng may có tương tự thì cần kiềm chế cùng cố gắng tìm cách nói chung.

Vấn đề Lý Từ Huy công phá thăng Long là cần thiết, không thể để đất nước thêm hỗn loạn sẽ càng nhiều người thiệt mạng.

Vấn đề Lý Từ Huy vì sao diệt mấy nhân vật cầm đầu Ngô gia Hoa Lư cũng được Ngô Khảo Ký nói rõ.

Không phải bênh vợ mà nói công tâm, thời đó thuyền hơi nước không có , đi lại cực khó khăn.

Trong lúc tình hình quốc gia chạm có thể vỡ tan , vì thế cục Tống Kiệt để lại quá kinh khủng… Kiều Thạc lại là một nhân vật có tính phá hoại cực mạnh. Chậm một ngày là Đại Việt đau thương ngày đó.

Ngô Gia Hoa lư mạo danh toàn bộ Ngô Gia , kêu gọi toàn bộ Ngô gia toàn quốc đứng lên phản đối Lý Từ Huy là một việc làm ác liệt chưa từng có. Hành vi nầy âm hiểm vô cùng, vì trong quân của Lý Tử Huy có dòng trung thành tuyệt đối với Ngô Khảo Ký, nếu họ hiểu nhầm Lý Từ Huy nhập ủng Thăng Long phò Lý thì… tan hoang cả. Cụ Lý Thường Kiệt quá xa , không kịp lãnh đạo Ngô Gia, tin tức nếu đi đi, lại lại sẽ chậm trễ. M

Ảnh điên cuồng nhưng đó chỉ là thể hiện mặt quyết đoán của Huy. Đầu 12 kẻ cầm đầu này không rơi thì có ngàn người đi chục ngàn người vì sự ngu si của bọn họ mà vong mạng.

Cần phải khách quan đánh giá tình hình dựa trên bối cảnh lúc ấy…

Quyển sách tuy mỏng nhưng chất chứa quá nhiều tâm sự, tâm tư cùng day dứt…

Cả quãng đời Ngô Khảo Ký mười mấy năm cho đến nay… những gì hắn cảm thấy hối tiếc đều viết ra như vậy… Huy không ngăn cản , nàng tuy là thân phụ nữ nhưng dũng cảm nhận trách nhiệm nàng cũng không thua ai cả…

Cho nên việc Ký làm thì Huy ủng hộ.

Vấn đề Fascism nàng biết sai lắm rồi, những ngày này đúng là Huy luôn bên chăm sóc, động viên Ký… nhưng vì lo cho sức khoẻ đứa con trong bụng cho nên Huy phải nghỉ ngơi. Nhưng Ký thì không thể, cho nên mỗi ngày nhìn chồng thêm tiều tuỵ bất chấp vì sửa lỗi của vợ. Huy sót xa mà cũng không dám tác động.

Huy biết thừa Ký đang làm gì, muốn làm gì nhưng nàng cứ giả ngô nghê hỏi.. những mong Ký giận lên , quát nàng … xả bớt uất ức ra..

Nhưng chỉ thấy mỗi lần Ký trừng mắt lên . Lại lạ xuống nhìn bụng bầu của nàng sau đó dịu đi… Huy rất muốn khóc tại chỗ , nhưng nàng phải cứng rắn lại, đừng làm phiền thêm cho hắn.

Vả lại con trâu mày chết không được, khoẻ lắm… mấy hôm lao lực xong tẩm bổ là được.. thậm chí thả cho đi chỗ Takushi mấy hôm nhỉ?

Vợ mới chả con… Ký mà biết được thì… kể cả bụng bầu tháng thứ bảy nhé … hừ hừ(→_→).

Đúng lúc này bên ngoài có tiếng người đi vào.

Ngô Khảo Ký cau mày khó chịu, hắn đã dặn không chuyện hệ trọng không phiền hắn lúc này.

“ Khởi bẩm Thánh Vương, Thần Vương… Phó Tư Lệnh quân quân khu Tâm Bình Lộ- Ngô Thần Vinh của cấp báo chuyện hệ trọng”

Nữ quan không nhiều lời rườm rà, ở trong hoàng cung yêu cầu nói thẳng trọng tâm vấn đề từ lâu, cấm lòng vòng dây dưa thưa gửi gì đó.

“ Gì?” Ngô Khảo Ký giật mình…

Thần Vinh là đi phò cụ Ký quản Bộ Binh ở Tân Bình Lộ, chức trách tại thân. Chuyện gì để hắn cấp tốc bỏ vị trí về Thăng Long?

Bố Chính có biến? Vô lý, giờ này ai đụng vào Tân Bình lộ được?

Hay là miền trung vùng Chiêm Thành cũ có biến?

Sợ hãi


“ Nhanh… ôi”

Ngô Khảo Ký bật người dậy .

Nhưng hắn nhiều này lao lực quá độ , có là trâu cũng không chịu nổi… Ba tháng tiêu hao liên tục, chỉ có Ký siêu nhân mới chịu nổi. Lúc này hắn thay đổi thân thể quá đột ngột, máu não không kịp bơm, tụt huyết áp nhẹ do thay đổi tư thế dẫn đến choáng , hoa mắt....

“ Ký ....” Lý Từ Huy hoảng hồn...

“ Không sao... chớ lo lắng... gọi Thần Vinh vào” Ngô Khảo Ký lấy tay xoa nhẹ trán, việc thay đổi tư thế mà choáng váng như vậy chỉ là cơ thể suy nhược thôi, không hẳn là chuyện gì quá nghiêm trọng. Hắn tự biết mình sức khỏe ra sao....

“ Mình nghỉ đã... để em... em” Lý Từ Huy lo lắng....

Ngô Khảo Ký trợn cả mắt, xưng hẳn “mình” và “em” khả năng là biết lỗi lắm rồi đó....

“ Được rồi đã nói không sao cả.... MÌNH... đi lấy ANH cốc nước ngọt mát là được” Ngô Khảo Ký trêu đùa, cố nhại giọng của Huy thật lớn....

“ Hừ hừ....” Lý Từ Huy nguẩy mông béo đi thẳng luôn... lạch bạch....

Lấy nước cho chồng tự tay pha, đó là cái thú, thể hiện tình cảm, nhờ nữ quan mất hết ý nghĩa , cho nên Lý Từ Huy mấy chuyện nhẹ này vẫn tự làm..

……..

Thư phòng riêng tư của Ngô Khảo Ký… lúc này Huy bụng bự ngồi bên. Đứng thưa chuyện là Thần Vinh, hắn có lẽ đi quá vội, toàn thân bẩn thỉu lại mệt mỏi phong trần.


Từ Bố Chính về Thăng Long giờ đi tàu cao tốc hơi nước chỉ có hai ngày, sao mà mệt mỏi đến vậy…

“ Thần Vinh , cháu ngồi đi đã…”

Huy nhẹn nhàng nói , đồng thời nàng nhìn Ký đang đăm chiêu suy nghĩ…

“ Bệ Hạ…” Nín lặng

Huy trợn mắt…

“ Cô cứ mặc kệ con, con đứng được rồi… chuyện gấp quá lòng như lửa đốt…”

Thần Vinh xao động trả lời.

“ Thân là tướng lãnh một phương, núi có sập trước mặt không biến sắc. Từ lúc nào Nam nhân Ngô gia trở nên yếu đuối như vậy? ngồi đi” Ngô Khảo Ký trừng mắt quá lên…

Hoàng Đế Cholas gửi xứ mật báo Kều Thạc Kiều , Kiều Thung không chết hiện đang ở Cholas, vì không muốn dấu giếm chuyện này vì sợ sau này Đại Việt biết sẽ ảnh hưởng quan hệ đôi bên. Cho nên nguyện giao nộp Kiều Thạc toàn gia.

Nhưng Kiều Thạc thế vững mạnh, hoàng đế Cholas sợ không ép được cho nên muốn Đại Việt hỗ trợ “ dẫn độ”.

Tin thứ hai gần như đến ngay sau đó.

Kiều Thạc, Kiều Thung, Kiều Trung biết tội, nguyện tự mình nộp về Đại Việt chờ xử trí. Con cháu Kiều Gia không hề được giáo dục về thù hận Đại Việt, Nhị Đế có thể tra khảo.

…bề Tôi nguyện lấy Kiều gia 200 mạng người cùng trung thành 7000 người Ấn Độ- Thiên Tử Binh nguyện quy Đại Việt, đánh xuống Đảo Laka nguyện đời đời trấn thủ biên ải cho quốc gia…

… mong Nhị Đế tha cho Kiều thị trên dưới 200 miệng người, chúng bề tôi xin chịu chết….

… Thống thiết ăn năn hối tội, dù thịt nát xương tan cũng muốn chôn thây nơi đất Mẹ…

…. Kính xị Nhị Đế rủ lòng thương xót bao dung….

Tội nhân Kiều Thạc… Chết làm ma Đất Việt.


"Mười vạn năm trước, Kiếp Dân phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Vô Tận Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.

Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, cáo lão hồi hương, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, từ đấy quét ngang võ giới, lập nên bất hủ truyền kỳ."

Mời đọc: