Ngôi Sao Hi Vọng

Chương 9: Chênh Lệch Trình Độ



Ngày 26/5/2003

Bầu trời trong xanh không mây, thời tiết có vẻ khá ổn cho buổi tập luyện đầu tiên

Vẫn như mọi lần, Tùng là người đến sân tập sớm nhất. Vì cơ bản đã chạy bộ 5km vào buổi sáng rồi nên Tùng không cần phải khởi động gì nhiều. Sau khi chuẩn bị đồng phục, mắc lưới vào khung thành trống, bỏ vôi vào các vị trí chỉ định xung quanh khu thành, Tùng tiến hành luyện tập chuyền ngắn, chuyền dài và bức tốc tranh đoạt bóng, những bài tập thường ngày của cậu.

Người đến kế tiếp là Cường. Vì đã quá quen với nhịp độ luyện tập của Tùng nên Cường cùng không quá bất ngờ khi thấy Tùng đã ở sân tập rồi. Sau vài bài khởi động nhẹ, Cường cũng nhảy vào luyện tập chung với Tùng. Bài luyện tập của hai đứa cũng khá đơn giản. Tùng sẽ tiến hành nhận bóng chuyền từ giữa sân của Cường, sau đó ngắm chuẩn và thực hiện một đường chuyền xa cho Cường, trách nhiệm của Cường là đoạt điểm rơi và ghi bàn. Hai đứa luyện tập mà không quan sát kĩ xung quanh, bỗng dưng lúc nào đã đứng khá nhiều người, trong đó có thầy Sơn.

Thầy Sơn khá bất ngờ khi thấy hai đứa nó tới khá sớm, còn đã bắt đầu tự huấn luyện rồi. Thầy cảm khái cho rằng cả Cường và Tùng đều là những hạt giống tốt, vừa có thiên phú mà vừa chăm chỉ. Thầy đâu biết rằng trong lòng của Cường đang nhỏ máu. Ngay khi vừa nhận được tin cả hai đứa cùng tham dự vào đội huyện, Cường nhận được một hung tin đến từ Tùng: kể từ ngày mai, khi luyện tập, Cường bắt buôc phải đến sớm để cùng luyện với Tùng, nếu không khi lên trận đấu Tùng sẽ không chuyền cho nó nữa mà sẽ chuyền bóng cho một tiền đạo khác, người cạnh tranh trực tiếp với Cường.

Bị bắt kí hiệp ước bất bình đẳng, Cường rơi lệ gật đầu đồng ý, nên mới có tình cảnh như hôm nay.

Đối với Tùng, có thêm một người bồi luyện khiến điểm kinh nghiệm thuộc tính của Tùng tăng lên đáng kể, đồng thời cũng bồi dưỡng được sự ăn ý của hai đứa. Hầu như ngay lúc Cường khởi động, chỉ cần liếc sơ là Tùng biết được hướng di chuyển của Cường và bóng thì cứ thế mà bám theo Cường, đến ngay vị trí đơn giản nhất để Cường thực hiện cú sút.

Những tiếng hoan hô xung quanh như đánh thức sự tập trung của Tùng và Cường. Hai đứa quay đầu lại thì đã thấy mọi người đã đến và vây quanh sân nhìn tụi nó.

Thầy Sơn hô tên Cường và Tùng quay lại, sắp xếp đội hình và tiến hành giới thiệu các đồng đội còn lại. Tất cả mọi người đều đã từng gặp Tùng và Cường, cũng hiểu rõ thực lực của hai đứa nên cũng không có cao ngạo, mà cả đám hòa chung với nhau. Bên cạnh Cường là Hòa, tiền đạo của đội Nguyễn Huệ. Mặc dù lần trước bị Tùng áp chế gắt gao, nhưng trước đó cũng thể hiện rõ năng lực của mình và được thầy Sơn gọi vào đội. Kế bên Tùng là Đạt, tiền vệ đội Nguyễn Huệ, cũng đã từng gặp Tùng ở trận chung kết. Dàn hậu vệ cũng có 2 người đến từ đội Nguyễn Huệ là Long và Thắng, 2 người đến từ đội Nguyễn Thị Định là Hoàng và Tuấn, thủ môn là Anh đến từ trường Nguyễn Huệ. Các cầu thủ dự bị cũng hầu hết đến từ hai đội này, hầu như chỉ có Tùng và Cường là đến từ một trường ngoài khu thị trấn mà thôi.

Hầu hết các cầu thủ trong đội đều đã từng đối đầu với Tùng, hoặc ít nhất là thấy Tùng cùng Cường oanh tạc trên sân bóng, mặc dù chỉ là lũ trẻ hay ganh đua với nhau, nhưng cả bọn đều công nhận rằng Tùng có thực lực mạnh nhất, và không khó khăn khi Tùng vẫn nhận lãnh băng đội trưởng.

Các buổi tập tiếp theo diễn ra vô cùng suôn sẻ. Với Tùng làm hạch tâm giữa trận, thầy Sơn vẫn áp dụng đội hình 3 – 1 – 2, với 3 hậu vệ là Anh, Long, Thắng, Tùng là tiền vệ phòng ngự, tiền đạo là Hòa và Cường.

Cả đội hình diễn luyện một cách suông sẻ. Mỗi ngày tập vào buổi chiều đều có 30 phút đấu tập giữa đội hình chính và đội dự bị, đôi khi còn có trận đấu giao hữu với đội huyện Định Quán kế bên. Đến những lúc này, mọi người mới phát hiện khả năng chuyền bóng khủng bố của Tùng. Hầu như Tùng có khả năng qua người và chuyền bóng bằng tất cả các bộ phận trên cơ thể, từ đầu, vai, lưng đến đầu gối. Có một lần, Tùng chuyền bóng bằng gót chân cho Hòa, sau đó tiếp tục một cú đánh gót như dao xẻ thẳng cho Cường ghi bàn. Cả đám trợn mắt nhìn cách Tùng thoăn thoát trên sân bóng, hệt như một ánh chớp, đôi lúc thực hiện những đường chuyền sắc lẹm xé tan hàng phòng thủ của đội dự bị, khiến xung quanh luôn có tiếng vỗ tay ủng hộ.

Thầy Sơn nhìn cách Tùng thực hiện chức trách của một cầu thủ giữa trận xuất xắc như vậy, đáy lòng dâng lên vô tận hào khí. Có lẽ, lần này đội tuyển Tân Phú sẽ đi ra một con đường mới….

Một tuần sau...

Sau khi đã di chuyển cùng cả đội đến thành phố Biên Hòa, nơi sẽ diễn ra vòng chung kết giải bóng đá thiếu niên tỉnh Đồng Nai. Mặc dù thời gian rèn luyện của cả đội khá ngắn, nhưng cả đội đều rất có lòng tin trong chuyến thi đấu này.

Vào ngày 4/6/2003, giải đấu chính thức được khai mạc. Trong giải lần này, có tổng cộng 9 đội tham dự, bao gồm 2 đội của thành phố Biên Hòa và 8 đội đến từ Định Quán, Long Khánh, Long Thành, Tân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, được chia thành 3 bảng đấu, thi đấu vòng tròn tính điểm. 3 đội đầu bảng và 1 đội nhì bảng có số điểm cao nhất hoặc nếu bằng điểm thì là đội có hiệu số bàn thắng cao nhất sẽ được đi tiếp. Thời gian thi đấu sẽ trong 1 tuần lễ, và sau khi kết thúc, sẽ tiếp tục lựa chọn ra đội hình mạnh nhất để tham dự vòng chung kết khu vực diễn ra vào cuối tháng 6, và nếu may mắn, sẽ vẫn tiếp tục tham dự vòng chung kết toàn quốc diễn ra ở Hà Nội vào đầu tháng 8/2003.

Đội Tân Phú may mắn không gặp phải 2 đội đến từ thành phố Biên Hòa, được xem như là 2 đội hạt giống của giải. Trong số đó, nghe nói còn có một đội là đến từ trung tâm huấn luyện cầu thủ của tỉnh, được xem như trọng điểm đào tạo bóng đá của toàn tỉnh, còn được chống lưng bởi đội tuyển đang làm mưa làm gió ở giải hạng nhì quốc gia – Strata Đồng Nai.

Mặc dù mục tiêu cao nhất của Tùng vẫn là đào tạo trẻ ở CLB Hoàng Anh Gia Lai, nhưng cũng không ngăn cản cậu nghe ngóng về các lò đào tạo trẻ khác. Tùng luôn cảm thấy, việc chỉ đơn phương tìm hiểu ở một nơi không phải là lựa chọn tốt.

Trong lúc vừa nghe ngóng thông tin vừa khởi động, thì cuối cùng trận đấu đầu tiên của Tùng cũng bắt đầu, đối thủ lần này là đội Định Quán.

Với đối thủ này, Tùng không hề quá xa lạ. Do hai bên khá gần nhau nên trong thời gian tập hợp đội bóng, đội Tân Phú và đội Định Quán cũng đã đá với nhau 2-3 trận giao hữu, với phần thắng luôn áp đảo nghiêng về phía đội Tân Phú. Nhìn sắc mặt không quá tốt của Huấn luyện viên đội Định Quán và các cầu thủ của ông, đủ biết là đội Tân Phú đã gây ra bóng mờ lớn như thế nào đến họ.

Chỉ trong trận đấu đầu tiên, tin tức về một tiền vệ tổ chức tấn công kiêm luôn tiền vệ phòng ngự xuất sắc của đội Tân Phú lần lượt đến tai của các huấn luyện viên còn lại. Người thì chăm chú lắng nghe, kẻ thì khịt mũi coi thường, đặc biệt là hai đội hạt giống của thành phố Biên Hòa.

Mãi cho đến hai trận tiếp theo, họ bắt đầu chú ý đến Tùng thì đã quá trễ ….

Chưa xong còn tiếp!!!!


Huyền thoại về một Hoàng đế triều đình nhà Lý lãnh đạo Đại Việt hùng cường, xuất binh chinh chiến với Đế quốc Mông Cổ hung tàn. Mời đọc